NGHỀ GỐM CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.
Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.



Gốm truyền thống

Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun... Đồ gốm cổ truyền nước ta đã có những bước phát triển cao và hết sức phong phú.


Trong truyền thuyết, sự xuất hiện của đồ gốm, đồ sứ như một điều bí hiểm, linh thiêng “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi dọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...”





Vậy là kỹ nghệ gốm giai đoạn Phùng Nguyên (cách ta gần 4.000 năm) ở nước ta đã phát triển mạnh. Con người buổi đó đã biết nghĩ ra bàn xoay và chế tạo ra thứ men để phủ ngoài, tăng thêm vẻ dẹp kỳ diệu của đồ gốm.

Đây là một thời kỳ của nước Văn Lang. Cho tới thời Âu Lạc, kỹ nghệ gốm đã phát triển mạnh lắm. Nghề nung gạch, làm ngói... cũng đã có từ ngày này.
Phải nói thời cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). Đó là những năm đất nước phồn thịnh, kinh tế mạnh mẽ, quân sự vững mạnh, văn hóa phát triển, đất nước an bình, mọi kỹ nghệ được khuyến khích phát đạt.
Nghề gốm, xem ra phát triển rải rác khắp đất nước. Ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vương sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang ăn khói nghi ngút. Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến nay vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa)... Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam. Nếu nói trung tâm gốm ở nước ta, phải nói tới Bát Tràng - Thổ Hà – Hương Canh. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.






Nửa năm sau nghiên cứu, chế tạo thành công, ba ông lấy các đồ gốm do tay mình chế được, dâng Vua xem. Nhà Vua thấy sản vật đẹp, liền khen thưởng các quan sứ thần bốn chữ “Trung ái Quán Thế” và phong cho ba ông danh “Khởi nghệ tiên triết”. Tục truyền, dịp này, dân làng ở ba nơi đều tế lễ sầm uất và linh đình. Sau dâng ba tuần rượu, dân chúng nhảy nhót hoan hô để biểu dương các ngài đem nghề về truyền cho dân. Sau khi ba ông mất, dân chúng ba nơi đều tôn ba ông là “Tổ sư”, tức “Tổ nghề”.
Phường gốm Bồ Bát sau có rời ra ngoài Bắc. Dọc theo con sông Hồng, tới một bãi sông có đất thó trắng, họ dừng lại lập lò gốm ở đó, với tên gọi Bạch Phường thổ, sau này đổi là Bát Tràng phường. Và ngày nay, ta quen gọi là Bát Tràng.
Đồ gốm thời Lý - Trần phát triển mạnh, nhiều ở số lượng và quý ở chất lượng. Thịnh hành hai loại gốm chính, là: (1) Gốm trang trí kiến trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói bò có gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà... (2) Còn như gốm gia dụng, thì đủ thể loại. Nào bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò...
Đồ gốm thời kỳ này, ngoài ý nghĩa sử dụng trong nước, còn được xuất đi nhiều nước khác.

Lịch sử từng ghi lại, từ đầu nhà Lý đã có nhiều nước tới buôn bán, trao đổi hàng hóa với nước ta như Nam Dương, Xiêm La (Thái Lan)... Tới thế kỷ XII, các thuyền buồm ngoại quốc cập bến nước ta càng đông. Năm 1149, Triều Lý cho lập cảng Vân Đồn, để thuyền bè các nước vào ra buôn bán. Cho tới nay, dọc hai bên bờ bến cảng Vân Đồn còn lại nhiều mảnh gốm của nhiều thời đại ở Việt Nam sản xuất. Trong đó, có cả mảnh gốm men ngọc của thời Lý. Vậy, đó chẳng là dấu tích để khẳng định hàng gốm của ta từ xưa đã đạt trình độ cao đó sao?
Ở nước ta, có thời người dân cứ sính đồ ngoại. Ví dụ: Mặt hàng gốm men ngọc thời Lý của chính nước ta làm ra thì gọi là “gốm Tống” hoặc “đồ Tống”.
Hiện tại, ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn lưu giữ được nhiều đồ gốm, đồ sứ các thời đại của nước ta. Đó là những dấu tích để chứng minh kỹ nghệ phẩm ở nước ta sớm phát triển, và từ xưa, nghề gốm ở nước ta đã chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế, văn hóa của dân tộc. Qua đây, chúng ta càng thêm yêu quý đôi bàn tay khéo léo và bộ óc giàu sáng tạo của những người thợ gốm Việt Nam. Để hiểu sâu thêm về nghề gốm, chúng tôi muốn giới thiệu một đôi nét về các kiểu lò gốm và men gốm từ xưa ở nước ta.







Nhận xét