NGHE GỐM KỂ CHUYỆN TÂM HỒN VIỆT

Gốm sứ Việt Nam đã trãi qua hàng trăm năm giữ gìn để có thể phát triển như bây giờ. Vượt qua những biến cố, thăng trầm cùng đất nước nhưng những tinh hoa gốm Việt vẫn còn nguyên giá trị, qua thời gian luôn đổi mới theo từng giai đoạn, tích lũy kinh nghiệm cho từng thế hệ để đến ngày nay, chúng ta đã có một kho tàng những sản phẩm, những dòng gốm sứ vẫn giữ được những giá trị cốt lõi.

Cách phân biệt gốm sứ Bát Tràng thật giả - Gốm Quỳnh Hương

Bộ gốm sứ

Nghe gốm kể chuyện

Đối với nhiều người chơi đồ cổ ở xứ Quảng, nhà sưu tầm Phạm Văn Phát (51 tuổi) - chủ nhiệm CLB Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật UNESCO Quảng Nam - được biết đến là người đang giữ cho mình nhiều cổ vật hàng trăm năm quý hiếm.


Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt - Ảnh 2.


Ông Phát cùng một chiếc ấm bằng gốm

Ông Phát tâm sự, điều làm ông mê mẩn với những đồ cổ bằng gốm là ẩn đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ của những chiếc bình, đĩa, bát, lư hương, bình vôi... là một nét văn hóa riêng biệt của từng triều đại của đất nước như Lý, Trần, Lê, Nguyễn, văn hóa Đông Sơn, Óc Eo, Sa Huỳnh hay Champa...

"Những món đồ cổ bằng gốm không chỉ mang trong mình vẻ đẹp riêng biệt mà còn ẩn giấu bên trong những câu chuyện mang nhiều sắc thái về cuộc sống, văn hóa, tập tục của người xưa còn để lại qua họa tiết sắc sảo, châm biếm hoặc những câu thơ độc đáo được khắc họa với nội dung hay và ý nghĩa từ văn hóa, giáo dục, những lời dạy của cha ông đi trước" - ông Phát chia sẻ.

Đó là những câu chuyện đời thường từ cuộc sống sinh hoạt, lao động của người xưa. Chuyện về gia đình đến các vị vua chúa, đạo lý làm người, đạo lý sống, cách đối nhân xử thế, các thăng trầm của lịch sử... đều được nghệ nhân làm gốm xưa khắc họa đầy đủ lên các sản phẩm của mình.

Từ đó làm cho những món đồ cổ không chỉ đẹp về họa tiết bên ngoài mà bên trong còn ẩn chứa một điều huyền bí mà người tiếp cận luôn muốn tìm hiểu, khám phá.

Thời gian rảnh, ông Phát thường dành để tìm hiểu và nghiên cứu những bí ẩn, giải mã cho mình về những hình vẽ, câu thơ từ các món đồ cổ mà mình đang sở hữu.

Qua một thời gian ông đã phiên dịch được một số câu thơ, hình ảnh trên một số món đồ gốm như ấm trà, bát, đĩa của một số triều đại, hình ảnh độc đáo trên lư hương tứ linh thời Lê Mạc, các bình gốm tứ dân (ngư - tiều - canh - mục)...

Hiện tại, ông đang xây dựng riêng cho mình một cuốn sách phiên dịch ý nghĩa về hình ảnh, chữ viết, họa tiết của các món đồ cổ mà mình đang có, và xem đây là một cuốn sách về văn hóa, lịch sử của cha ông để lại. 

Với nhiều câu chuyện hay những lời dạy về lập thân xử thế, khuyến khích cần kiệm trị gia, chú trọng luân thường trong cuộc sống, ông Phát cho rằng nếu tạo ra được một cuốn sách để lưu giữ cho con cháu, lớp trẻ sau này sẽ có cơ hội biết thêm về văn hóa, lịch sử, những đạo lý sống của ông cha để học tập theo.

Và nỗi buồn… “đồ giả” như “cổ”

Sau nhiều năm nghiên cứu về gốm cổ, giám định một vụ buôn bán trái phép ở TP.HCM, ông có gặp một lô hàng đĩa gốm sứ hoa lam. Lô hàng này được làm giả theo chính những mẫu gốm thuộc thời Minh ở tàu cổ Bình Thuận. Điều bất ngờ ở chỗ, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì họ làm giống đến 80-90%.

Đối với gốm cổ, khi chế tác nghệ nhân đặt lên cát để kê nên các sản phẩm đều có đặc tính là phần đáy dính chặt cát. Tuy nhiên, người làm giả lại chỉ dùng… keo 502 để gắn cát vào.

Truy ra thì biết lô hàng này xuất xứ ở một lò gốm ở Bắc Giang, nghệ nhân này đã cất công sang các lò gốm ở Trung Quốc để mang nguyên liệu và học tập kỹ thuật làm gốm tại đó. Từ hoa văn cho đến màu sắc men thì hoàn toàn giống bản gốc tới kinh ngạc.

Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ và giả cổ chính xác như thế nào ? -

Đồ gốm thật và giả

Theo nhận định của TS Nguyễn Đình Chiến, ngay tại Bát Tràng, trung tâm gốm của cả miền Bắc, cũng có những món đồ giả cổ theo phong cách thế kỷ 17 rất tinh xảo. Điều này cho thấy xu thế làm giả cổ ở Việt Nam đang dần trở nên thịnh hành và đạt đến trình độ tương đối cao. Thay vì sản xuất ra một sản phẩm mới, các nghệ nhân lại chú trọng vào việc làm giả cổ vì bỏ ra ít vốn nhưng thu lời cao hơn.

Việc này cho thấy một xu thế của công nghiệp gốm đang ngày càng bám sát nhu cầu thị trường, nhưng nó cũng bộc lộ một mặt trái, đó là sự sáng tạo đang dần bị bào mòn, TS Nguyễn Đình Chiến cho biết.

Có thể nói, vẻ đẹp của gốm mãi mãi trường tồn còn đời người thì hữu hạn. Phải chăng, cách chúng ta giải thích gốm, si mê gốm mới khiến chúng ta thành vô hạn trong lịch sử…


Việc gìn giữ được các tinh hoa văn hóa, nghề truyền thống của cha ông là rất đáng quý. Dù việc gìn giữ và phát triển tinh hoa gốm Việt còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng với trí tuệ, bàn tay khối óc của những nghệ nhân, những người làm gốm thì gốm Việt vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển mạnh mẽ.


Nếu bạn đang loay hoay không biết nên mua gốm sứ Bát Tràng chính hãng ở đâu tại Tp.HCM. Thì Caremic – Studio chính là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn.

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường gốm sứ, chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp gốm sứ chất lượng.


 

 

 

Nhận xét